NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI BÁN TIỆM

CHUẨN BỊ TIỆM ĐỂ BÁN

Sau khi bạn đã quyết định bán tiệm thì những việc sau đây cần nên thực hiện:

🔹 Giải quyết các vấn đề thưa kiện.
Một trong những vấn đề mà đa số người mua thường lo sợ nhất là tiệm đang bị thưa kiện (lawsuit). Người mua cũng có thể sẽ bị liên can trong vụ kiện nếu phía luật sư của người cáo kiện biết được là tiệm đã bán. Hơn nữa, đa số chủ thương xá (landlord) không muốn tiệm sang hoặc cộng tên người chủ mới vào giao kèo mướn địa điểm (lease contract) trong thời gian vụ kiện còn đang tiến diễn. Muốn biết rõ thêm chi tiết, bạn nên tham khảo với các luật sư chuyên môn về dịch vụ sang nhượng thương mại.

🔹 Sửa chữa các hệ thống máy móc.
Người mua thường sẽ thử và muốn biết trạng thái hoạt động của các hệ thống máy móc căn bản trong tiệm như máy sưởi (heater), máy lạnh (air-conditioner), và hệ thống máy hút mùi (exhaustion system).
Nếu máy đã bị hư hoặc không hoạt động bình thường thì bạn nên mướn thợ hoặc tự sửa (nếu biết). Giữ các hóa đơn sửa chữa hoặc giấy tờ bảo trì của công ty sản xuất (manufacturer warranty) để có thể trình cho người mua thấy để họ yên tâm.

🔹 Chuẩn bị sẵn các giấy phép hành nghề.
Những bằng cấp hành nghề của tiệm như giấy phép kinh doanh (business license), giấy phép thành lập cơ sở (tiệm nail) (establishment license) từ Cơ Quan Thẩm Mỹ của tiểu bang (State Board of Cosmetology), bằng hành nghề của thợ (manicurist license) và giấy phép bán bia rượu (beer, wine selling permit) (nếu có).

🔹 Soạn nội dung quảng cáo sang tiệm.
Soạn nội dung quảng cáo để sang tiệm nail không nhất thiết phải trình bày nhiều chi tiết. Những yếu tố chính mà đa số người mua muốn biết là:

  • Địa điểm tiệm – Ở thành phố và tiểu bang nào (nếu đăng quảng cáo ở địa phương thì không cần đăng tiểu bang).

  • Giá bán bao nhiêu – Giá bán sẽ giúp người mua xác định được khả năng tài chính của họ.

  • Mức lợi tức thu nhập trung bình hằng tháng hoặc năm (tùy ý bạn) – Mức thu nhập cao sẽ giúp sự hào hứng của người mua.

  • Tiền chỗ (rent) – Rent rẻ cũng sẽ giúp người mua cảm thấy yên tâm về chi phí.

  • Số điện thoại liên lạc – Tốt nhất là dùng số điện thoại di động (cell phone) với số vùng (area code) để tránh vấn đề bạn đang bận rộn phục vụ khách hàng nhưng cần phải trả lời điện thoại của người mua, hoặc làm bận đường dây điện thoại của tiệm khi khách gọi vào. Bạn cần phải trả lời điện thoại và nếu đang bận thì nên giải thích cho người mua là bạn sẽ liên lạc lại sau khi phục vụ xong khách hàng (nhớ lấy tên và số điện thoại của người gọi).

  • Tên người liên lạc – Đăng tên tiếng Việt (nếu có) sẽ giúp người mua (người Việt Nam) dễ phát âm và có thể tạo thêm sự thân mật. Nếu muốn đăng tên ngoại quốc thì tùy ý bạn.

🔹 Hình thức đăng – Nên đăng ở phần rao vặt “Cần sang tiệm nail”. Nếu có thể đăng với cỡ lớn (big size), chữ đậm (bold) hoặc màu (color) để gây sự chú ý của độc giả (người mua). Lệ phí thường cao hơn một chút.

🔹 Cách thức quảng cáo.
Đa số các quảng cáo “cần sang tiệm nail” thường đăng ở phần rao vặt trong những tạp chí địa phương (local magazines) của cộng đồng. Cần phải gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp văn phòng nhà báo để có thể đăng ký trước thời gian hết hạn nhận quảng cáo cho kỳ báo phát hành trong tuần hoặc tháng. Lệ phí thông thường thì từ $10 đến $20 đồng (đôla) cho 4 kỳ (nếu báo phát hành hằng tuần), và tùy theo tổng số chữ của nội dung.
Với sự phát triển và tiện nghi của ngành thông tin của mạng lưới toàn cầu (internet) hiện nay, đa số mọi người sử dụng máy vi tính để có thể online (lên mạng) tìm kiếm mọi vấn đề cần biết. Luôn cả vấn đề đăng tải các quảng cáo trên internet với lệ phí không đáng kể hoặc thỉnh thoảng miễn phí (FREE).
Một lợi điểm khi đăng quảng cáo để bán tiệm trên internet là không những được nhiều người mua ở địa phương nhìn thấy mà còn có thể mọi người ở các thành phố và tiểu bang khác cũng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Bạn có thể vào trang web của các đại lý nail supply hoặc của chúng tôi: www.vnnailtechs.com. Bạn cũng có thể đăng trên các trang web như: usabusinessforsales.com, bizbuysell.com, businessnation.com, vân vân … để có thể quảng cáo bán cho người ngoại quốc.

🔹 Dán quảng cáo của bạn tại các tiệm nail supply (Nên xin phép chủ nhân trước). Cố gắng dán ở những nơi dễ nhìn thấy. Nếu không đánh máy (type) thì nên viết nội dung cho rõ ràng, thẳng hàng và đẹp nét. Kèm theo các tấm giấy nhỏ gồm có tên và số điện thoại liên lạc để người mua dễ lấy miếng giấy nhỏ, thay thế chép hoặc gỡ luôn bảng quảng cáo của bạn.

🔹 Mướn các văn phòng đại diện (broker) cung cấp dịch vụ mua bán cơ sở thương mại. Thông thường thì bạn trả broker số tiền lệ phí hoặc bao nhiêu phần trăm của giá bán.
Trò chuyện hoặc thông tin cho các thợ, người thân và bạn bè để có thể mua hoặc giới thiệu người mua.
Liên lạc nhân viên quản lý hoặc người chủ thương xá (landlord) để hỏi và tìm hiểu rõ ràng cách thức và những giấy tờ cần thiết để sang hợp đồng mướn địa điểm (lease) qua cho người chủ mới (new owner). Nếu có thể, yêu cầu họ gởi hoặc fax cho bạn các mẫu đơn và tài liệu.

🔹 Dọn dẹp và trang hoàng các đồ đạc trong tiệm cho gọn gàng, đẹp đẽ. Các đồ vật gì mà cảm thấy không cần thiết để trưng bày trong tiệm thì có thể đem về nhà để tiệm nhìn rộng rãi hơn. 

Quét và lau sạch bụi bặm trong tiệm, nhất là bụi bám trên các chậu cây, bàn, ghế, tủ, kính, vân vân … 🧽🪴

Chùi hoặc sơn các bức tường cho mới mẻ để tiệm nhìn thấy sạch sẽ và dễ thu hút được sự hứng thú của người mua. 🎨🖌️

Chùi sạch nền nhà. Giặt thảm, nếu cần. Nếu tấm thảm nhìn quá cũ hoặc rách nát thì nên thay. Tùy theo giá trị của tiệm, bạn cũng có thể thay với tấm thảm căn bản để tránh nhiều chi phí. 🧼🧺

Trang trí vài chậu hoa xinh đẹp. Hoa tươi sẽ tỏa mùi thơm và tạo thêm sinh khí trong tiệm. Hoa nhựa cũng tạo sự tươi vui, và tiết kiệm được chi phí cho thời gian dài hạn. 🌸🌿

Mua đầy đủ chút hàng hóa, dụng cụ và sản phẩm cần dùng như: các loại nước sơn màu, buffers, files, acetone, dép, khăn, kem, dầu, bột, nước, vân vân … Trưng bày đầy đủ sản phẩm và nhất là các lọ nước sơn trên các vật đựng và trong tủ kính (display cabinet). 🧴🔧

Chuẩn bị sẵn các hoá đơn chi phí (utility bills) của tiệm như: ga, điện, nước, điện thoại, cable, internet, rác, vân vân … để cần sang tên qua người chủ mới. 📑💡

🔹 Tiếp chuyện với người mua nên lịch sự. Cố gắng mời họ đến xem tiệm và gặp bạn trực tiếp để biết tất cả những chi tiết và thắc mắc. Đa số những người bỏ thời gian đến gặp bạn thì thường có nhiệt tình mua tiệm. Thỉnh thoảng cũng có nhiều người đi xem tiệm với tác phong bê bối hoặc với thái độ khó chịu. Bạn cũng không nên tỏ ra thất vọng hay coi thường họ. Nên vui vẻ tiếp đón và thành thật trả lời những thắc mắc của họ rõ ràng và ngắn gọn.

🔹 Lý do tại sao cần bán?
Thường thường những lý do bạn đưa ra vì sao cần bán tiệm không thay đổi sự quyết định của người mua. Nhưng đôi khi lý do cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến vấn đề thời gian bán tiệm. Ví dụ, bạn đang làm ăn thất bại và thật lòng nói vì lỗ và chán nãn thì cũng sẽ làm cho người mua lo sợ và lưỡng lự.
Nên lựa một lý do cho thích hợp với hoàng cảnh để người mua khi nghe cảm thấy hợp lý. Sau đây là một vài trong những lý do mà bạn có thể giải thích để người mua dễ có chút cảm thông.

  • Vì sức khỏe của bạn hoặc gia đình (nhất là con cái hoặc cha mẹ đau ốm).

  • Dời nhà đi xa.

  • Chồng, con di chuyển công việc làm xa.

  • Hùn hợp phức tạp, không hòa thuận.

  • Vì con cái nhỏ dại, không người trông coi.

  • Mua đi bán lại, hoặc dựng tiệm để bán kiếm lãi.

🔹 Có thể cho trả góp?
Vấn đề bán tiệm và cho trả góp là một điều kiện rất dễ thu hút nhiều người mua, nhất là giá tiệm của bạn cao mà người mua không đủ khả năng tài chính để trả hết tổng số tiền mua một lần.
Sự bất lợi cho việc trả góp là bạn phải chấp nhận sự may rủi trong thời gian mà người mua còn thiếu nợ. Nếu tiệm làm ăn phát đạt thì món nợ hằng tháng trả cho bạn thật êm xuôi. Nhưng nếu không may làm ăn ế ẩm, xuống dốc thì sẽ có thể đem đến cho bạn sự phiền não. Vấn đề thưa kiện sẽ có thể xảy ra. (Xem thêm phần “Trả Góp” ở trang 46).

Tìm Hiểu Thêm Các Điều Cần Biết Và Lưu Ý Khi Bán Tiệm Nail…

 

4444444444444444444444444

 

CHUẨN BỊ TIỆM ĐỂ BÁN
Sau khi quyết định bán tiệm, bạn cần thực hiện một số bước quan trọng để chuẩn bị:

📜 Giải quyết các vấn đề thưa kiện

Một trong những vấn đề người mua lo sợ là tiệm đang bị thưa kiện. Nếu người mua biết về vụ kiện, họ cũng có thể bị liên quan. Hơn nữa, các chủ thương xá thường không muốn thay đổi hợp đồng mướn địa điểm khi vụ kiện đang diễn ra. Bạn nên tham khảo luật sư chuyên về sang nhượng thương mại để giải quyết vấn đề này.

🔧 Sửa chữa các hệ thống máy móc

Người mua sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống như máy sưởi, máy lạnh và hệ thống hút mùi. Nếu có hỏng hóc, hãy sửa chữa và giữ các hóa đơn để người mua yên tâm.

📑 Chuẩn bị giấy phép hành nghề

Đảm bảo bạn có đủ giấy phép cần thiết như giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập cơ sở từ Cơ Quan Thẩm Mỹ của tiểu bang, bằng hành nghề của thợ, và giấy phép bán bia rượu (nếu có).

📰 Soạn nội dung quảng cáo sang tiệm

Nội dung quảng cáo cần đơn giản nhưng đầy đủ các thông tin chính mà người mua muốn biết:

  • Địa điểm: Thành phố và tiểu bang.

  • Giá bán: Giúp người mua xác định khả năng tài chính.

  • Lợi tức thu nhập: Mức thu nhập trung bình giúp người mua đánh giá tiềm năng.

  • Tiền thuê: Giá thuê thấp sẽ giúp người mua yên tâm.

  • Thông tin liên lạc: Dùng số điện thoại di động để dễ dàng trao đổi.

  • Tên người liên lạc: Tên dễ phát âm sẽ tạo sự thân mật với người mua.

📣 Quảng cáo

Đăng quảng cáo trên các tạp chí địa phương hoặc website bán tiệm. Sử dụng những phương tiện như internet có thể giúp bạn tiếp cận người mua ở nhiều nơi khác nhau.

🏢 Dán quảng cáo tại các tiệm nail supply

Nếu có thể, hãy dán quảng cáo ở những vị trí dễ thấy tại các tiệm nail supply hoặc các khu vực cộng đồng, với thông tin liên lạc rõ ràng.

🧹 Dọn dẹp và trang hoàng tiệm

Tiệm cần sạch sẽ, ngăn nắp. Làm mới các bức tường, thảm, sàn nhà để tạo ấn tượng tốt với người mua. Bạn cũng có thể trang trí vài chậu hoa để tạo không gian tươi mới.

📊 Chuẩn bị sẵn các tài liệu tài chính

Có sẵn các hóa đơn chi phí hàng tháng (điện, nước, internet), sổ sách lợi nhuận và thuế để người mua dễ dàng chuyển nhượng.

📝 Cung cấp hợp đồng mướn địa điểm

Cung cấp bản sao hợp đồng mướn địa điểm và nắm rõ các điều khoản như tiền thuê, thời gian còn lại của hợp đồng, và các quyền lợi liên quan để trả lời các câu hỏi từ người mua.

💬 Trò chuyện lịch sự với người mua

Khi người mua đến xem tiệm, hãy trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng và chân thành. Đừng quên thảo luận trực tiếp về giá bán và các chi tiết khác.

💰 Thương lượng giá bán

Hầu hết người mua sẽ thương lượng giá. Bạn nên yêu cầu họ đến xem tiệm và gặp trực tiếp bạn để thương lượng, tránh thương lượng qua điện thoại.

🔍 Tìm hiểu lý do cần bán

Lý do bán tiệm sẽ giúp người mua hiểu hơn về tình hình. Hãy lựa chọn lý do hợp lý, ví dụ như sức khỏe gia đình, dời nhà đi xa, hoặc muốn nghỉ ngơi.

💳 Trả góp

Nếu có thể, bạn có thể chấp nhận hình thức trả góp, tuy nhiên cần cân nhắc về những rủi ro trong trường hợp người mua không thể trả đúng hạn.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bán sẽ giúp bạn tăng cơ hội bán tiệm nhanh chóng và thành công.

 
 
 
 
Sau khi bạn đã quyết định bán tiệm thì những việc sau đây cần nên thực hiện:
Giải quyết các vấn đề thưa kiện.
Một trong những vấn đề mà đa số người mua thường lo sợ nhất là tiệm đang bị thưa kiện (lawsuit). Người mua cũng có thể sẽ bị liên can trong vụ kiện nếu phía luật sư của người cáo kiện biết được là tiệm đã bán. Hơn nữa, đa số chủ thương xá (landlord) không muốn tiệm sang hoặc cộng tên người chủ mới vào giao kèo mướn địa điểm (lease contract) trong thời gian vụ kiện còn đang tiến diễn. Muốn biết rõ thêm chi tiết, bạn nên tham khảo với các luật sư chuyên môn về dịch vụ sang nhượng thương mại.
Sửa chữa các hệ thống máy móc.
Người mua thường sẽ thử và muốn biết trạng thái hoạt động của các hệ thống máy móc căn bản trong tiệm như máy sưởi (heater), máy lạnh (air-conditioner), và hệ thống máy hút mùi (exhaustion system). 
Nếu máy đã bị hư hoặc không hoạt động bình thường thì bạn nên mướn thợ hoặc tự sửa (nếu biết). Giữ các hóa đơn sửa chữa hoặc giấy tờ bảo trì của công ty sản xuất (manufacturer warranty) để có thể trình cho người mua thấy để họ yên tâm. 
Chuẩn bị sẵn các giấy phép hành nghề.
Những bằng cấp hành nghề của tiệm như giấy phép kinh doanh (business license), giấy phép thành lập cơ sở (tiệm nail) (establishment license) từ Cơ Quan Thẩm Mỹ của tiểu bang (State Board of Cosmetology), bằng hành nghề của thợ (manicurist license) và giấy phép bán bia rượu (beer, wine selling permit) (nếu có). 
Soạn nội dung quảng cáo sang tiệm.
Soạn nội dung quảng cáo để sang tiệm nail không nhất thiết phải trình bày nhiều chi tiết. Những yếu tố chính mà đa số người mua muốn biết là:
Địa điểm tiệm  – Ở thành phố và tiểu bang nào (nếu đăng quảng cáo ở địa phương thì không cần đăng tiểu bang).
Giá bán bao nhiêu – Giá bán sẽ giúp người mua xác định được khả năng tài chính của họ.
Mức lợi tức thu nhập trung bình hằng tháng hoặc năm (tùy ý bạn) – Mức thu nhập cao sẽ giúp sự hào hứng của người mua.
Tiền chỗ (rent) – Rent rẻ cũng sẽ giúp người mua cảm thấy yên tâm về chi phí.
Số điện thoại liên lạc – Tốt nhất là dùng số điện thoại di động (cell phone) với số vùng (area code) để tránh vấn đề bạn đang bận rộn phục vụ khách hàng nhưng cần phải trả lời điện thoại của người mua, hoặc làm bận đường dây điện thoại của tiệm khi khách gọi vào. Bạn cần phải trả lời điện thoại và nếu đang bận thì nên giải thích cho người mua là bạn sẽ liên lạc lại sau khi phục vụ xong khách hàng (nhớ lấy tên và số điện thoại của người gọi).
Tên người liên lạc – Đăng tên tiếng Việt (nếu có) sẽ giúp người mua (người Việt Nam) dễ phát âm và có thể tạo thêm sự thân mật. Nếu muốn đăng tên ngoại quốc thì tùy ý bạn.
Hình thức đăng – Nên đăng ở phần rao vặt “Cần sang tiệm nail”. Nếu có thể đăng với cỡ lớn (big size), chữ đậm (bold) hoặc màu (color) để gây sự chú ý của độc giả (người mua). Lệ phí thường cao hơn một chút.
Những chi tiết khác như: tiệm có bao nhiêu bàn ghế, giới khách, diện tích, bao nhiêu thợ, thời gian hoạt động, lý do cần sang, vân vân … nếu muốn đăng thì tùy ý bạn. Đa số người mua sẽ gọi và hỏi thêm các chi tiết này sau khi họ có hứng thú với quảng cáo của bạn. Càng thu hút được nhiều người gọi thì bạn sẽ càng có thêm cơ hội để bán tiệm nhanh hơn.
Cách thức quảng cáo.
Đa số các quảng cáo “cần sang tiệm nail” thường đăng ở phần rao vặt trong những tạp chí địa phương (local magazines) của cộng đồng. Cần phải gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp văn phòng nhà báo để có thể đăng ký trước thời gian hết hạn nhận quảng cáo cho kỳ báo phát hành trong tuần hoặc tháng. Lệ phí thông thường thì từ $10 đến $20 đồng (đôla) cho 4 kỳ (nếu báo phát hành hằng tuần), và tùy theo tổng số chữ của nội dung.
Với sự phát triển và tiện nghi của ngành thông tin của mạng lưới toàn cầu (internet) hiện nay, đa số mọi người sử dụng máy vi tính để có thể online (lên mạng) tìm kiếm mọi vấn đề cần biết. Luôn cả vấn đề đăng tải các quảng cáo trên internet với lệ phí không đáng kể hoặc thỉnh thoảng miễn phí (FREE).
Một lợi điểm khi đăng quảng cáo để bán tiệm trên internet là không những được nhiều  người mua ở địa phương nhìn thấy mà còn có thể mọi người ở các thành phố và tiểu bang khác cũng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Bạn có thể vào trang web của các đại lý nail supply hoặc của chúngtôi: www.vnnailtechs.com. Bạn cũng có thể đăng trên các trang web như: usabusinessforsales.com, bizbuysell.com, businessnation.com, vân vân … để có thể quảng cáo bán cho người ngoại quốc.
Dán quảng cáo của bạn tại các tiệm nail supply (Nên xin phép chủ nhân trước). Cố gắng dán ở những nơi dễ nhìn thấy. Nếu không đánh máy (type) thì nên viết nội dung cho rõ ràng, thẳng hàng và đẹp nét. Kèm theo các tấm giấy nhỏ gồm có tên và số điện thoại liên lạc để người mua dễ lấy miếng giấy nhỏ, thay thế chép hoặc gỡ luôn bảng quảng cáo của bạn.
Nếu chủ nhân cho phép, dán quảng cáo ở những nơi như: chợ, nhà hàng, khu trung tâm thương xá của cộng đồng, vân vân …
Mướn các văn phòng đại diện (broker) cung cấp dịch vụ mua bán cơ sở thương mại. Thông thường thì bạn trả broker số tiền lệ phí hoặc bao nhiêu phần trăm của giá bán.
Trò chuyện hoặc thông tin cho các thợ, người thân và bạn bè để có thể mua hoặc giới thiệu người mua.
Liên lạc nhân viên quản lý hoặc người chủ thương xá (landlord) để hỏi và tìm hiểu rõ ràng cách thức và những giấy tờ cần thiết để sang hợp đồng mướn địa điểm (lease) qua cho người chủ mới (new owner). Nếu có thể, yêu cầu họ gởi hoặc fax cho bạn các mẫu đơn và tài liệu.
Đến bưu điện điền đơn đổi địa chỉ (address change) nếu bạn dùng điạ chỉ tiệm cho các thư từ cá nhân.
Dọn dẹp và trang hoàng các đồ đạc trong tiệm cho gọn gàng, đẹp đẻ. Các đồ vật gì mà cảm thấy không cần thiết để trưng bày trong tiệm thì có thể đem về nhà để tiệm nhìn rộng rãi hơn.
Quét và lau sạch bụi bặm trong tiệm, nhất là bụi bám trên các chậu cây, bàn, ghế, tủ, kính, vân vân …
Chùi hoặc sơn các bức tường cho mới mẻ để tiệm nhìn thấy sạch sẽ và dễ thu hút được sự hứng thú của người mua.
Chùi sạch nền nhà. Giặt thảm, nếu cần. Nếu tấm thảm nhìn quá cũ hoặc rách nát thì nên thay. Tùy theo giá trị của tiệm, bạn cũng có thể thay với tấm thảm căn bản để tránh nhiều chi phí.
Trang trí vài chậu hoa xinh đẹp. Hoa tươi sẽ tỏa mùi thơm và tạo thêm sinh khí trong tiệm. Hoa nhựa cũng tạo sự tươi vui, và tiết kiệm được chi phí cho thời gian dài hạn.
Mua đầy đủ chút hàng hóa, dụng cụ và sản phẩm cần dùng như: các loại nước sơn màu, buffers, files, acetone, dép, khăn, kem, dầu, bột, nước, vân vân … Trưng bày đầy đủ sản phẩm và nhất là các lọ nước sơn trên các vật đựng và trong tủ kính (display cabinet).
Chuẩn bị sẵn các hoá đơn chi phí (utility bills) của tiệm như: ga, điện, nước, điện thoại, cable, internet, rác, vân vân … để cần sang tên qua người chủ mới.
Chuẩn bị sẵn các tập thuế, sổ sách lợi tức thu nhập và chi phí hằng tháng hoặc hằng năm, nếu có.
Chuẩn bị sẵn những danh sách khách hàng (salon’s clienteles) hoặc sổ khách hàng ghi danh (sign-in sheets).
Có bản sao của tập hợp đồng mướn địa điểm (lease contract). Bạn cần nên đọc và nắm vững những yếu tố căn bản trong hợp đồng để có thể trả lời rõ ràng và chính xác. Những câu hỏi thông thường của người mua:
Tiền chỗ (rent) trả hằng tháng là bao nhiêu?
Tiền rent sẽ tăng bao nhiêu phần trăm (rent percentage increase) cho mỗi năm?
Thời gian giao kèo mướn địa điểm (lease term) còn lại là bao lâu?
Có độc quyền (exclusive rights) là tiệm nail duy nhất trong khu thương xá không?
Giao kèo có điều kiện tái lập (renewal option) không?
Tiếp chuyện với người mua nên lịch sự. Cố gắng mời họ đến xem tiệm và gặp bạn trực tiếp để biết tất cả những chi tiết và thắc mắc. Đa số những người bỏ thời gian đến gặp bạn thì thường có nhiệt tình mua tiệm. Thỉnh thoảng cũng có nhiều người đi xem tiệm với tác phong bê bối hoặc với thái độ khó chịu. Bạn cũng không nên tỏ ra thất vọng hay coi thường họ. Nên vui vẻ tiếp đón và thành thật trả lời những thắc  mắc của họ rõ ràng và ngắn gọn. Những câu hỏi thông thường như: 
Tiệm bán giá bao nhiêu?
Thông thường thì giá tiệm bạn đưa ra sẽ không bao giờ là giá chính thức mà người mua sẽ trả, ngoại trừ bạn đã quyết định là không thương lượng. 
Có nhiều người mua trả giá như đùa giỡn, trả xuống chỉ còn một phần ba (1/3) hoặc nửa (1/2) giá mà bạn nêu ra. Họ cũng chẳng ngại có thể làm chạm tự ái của bạn.  Tuy vậy, hình thức thương lượng này đôi khi có kết quả. Thỉnh thoảng cũng có người bán vì hoàng cảnh nên đã quyết định sẽ đóng cửa tiệm hoặc bao nhiêu cũng phải bán. 
Đa số người mua thường thương lượng bớt giá bán từ 3 đến 10 ngàn đồng hoặc cao hơn tùy theo trị giá của tiệm.
Lợi nhuận trung bình hằng tháng hoặc hằng năm là bao nhiêu?
Hầu hết người mua muốn biết lợi nhuận (net profit) hằng tháng của tiệm. Số tiền lợi nhuận cao sẽ dễ thu hút sự hào hứng của người mua, nhất là những người đang gặp khó khăn về tài chính và cần phải mua những tiệm có sẵn lợi nhuận. Những người này thường ít thương lượng nhiều và quyết định mua nhanh chóng.
Nên trình bày các sổ sách ghi chép tiền lợi tức thu nhập và những chi phí hằng tháng để người mua nhìn thấy và yên tâm. Nếu có thể, cho xem các bản tiền thu nhập hằng tháng của thẻ tín dụng (credit card monthly merchant statement) hoặc ngân hàng (monthly bank statement).  
Thời hạn hợp đồng mướn địa điểm (lease term) còn lại là bao lâu?
Thời gian của hợp đồng còn lại với thời hạn ngắn (dưới một hoặc hai năm) cũng sẽ dễ làm cho người mua lo sợ. Thường thường thì sau khi hợp đồng hết hạn, đa số chủ thương xá sẽ cho phép tái lập lại hợp đồng mới, nhưng với điều kiện là sẽ tính tiền mướn chỗ (rent) theo giá thị trường hiện tại (current market rate), thường thì sẽ cao hơn giá của hợp đồng cũ.  
Tùy theo nền kinh tế của quốc gia, nhất là lúc đang nằm trong trạng thái suy thoái, bạn hoặc người mua cũng có thể thương lượng với chủ thương xá để có thể giảm số tiền mướn chỗ (rent) hiện thời, hoặc khi tái lập lại hợp đồng mới. 
 Trung bình số lượng khách bao nhiêu mỗi ngày?
Dò hỏi số lượng khách hàng để người mua có thể dự đoán lợi thức thu nhập. Nếu tiệm vắng khách thì bạn nên nói thật cho người mua biết số lượng khách bình quân cho mỗi ngày là bao nhiêu. Nên thú nhận lý do là vì kiến thức quản lý hay nghệ thuật chuyên môn của bạn còn yếu nên không đủ khả năng để dựng (build) và giữ được khách mặc dầu khu vực cũng có dân số đi làm móng.
Tiệm vắng khách không có nghĩa là bạn sẽ không bán được tiệm, nhưng “tiền đâu thì của đó.” Nếu tiệm hoạt động đã sau vài năm và vắng khách thì chắc chắn giá bán sẽ khó được cao. Hơn nữa, cũng có số người không thể mua tiệm với giá cao vì ít tiền vốn. Và có người không quan tâm về số lượng khách của tiệm vì họ tự tin rằng với khả năng về kiến thức hành nghề của họ sẽ có thể thu hút được khách hàng sau khi lấy tiệm. 
Nếu tiệm mới mở trong thời gian ngắn và chưa có nhiều số lượng khách thì nên lựa lý do cho thích hợp với hoàng cảnh vì sao cần phải bán. Nếu bạn cảm thấy khu vực sẽ có sự phát triễn trong tương lai thì cũng nên có lời khuyến khích người mua là tiệm sẽ có cơ hội thành công nếu biết cách thức điều hành vững chắc. 
Mặc khác, nếu tiệm có số lượng khách đều đặng hằng ngày, hoặc tiệm đang đông khách thì bạn nên cho người mua xem danh sách khách hàng của tiệm. Yêu cầu người mua có quyền đến tiệm xem dò để xác định trước khi quyết định mua.
 Có bao nhiêu tiệm cạnh tranh lân cận?
Đa số người mua trước khi quyết định mua, họ có thể đã thăm dò khu vực chung quanh tiệm của bạn. Bạn không nên tránh hay nói dối số tiệm cạnh tranh lân cận. Nếu có thể tìm hiểu và giải thích luôn một vài chi tiết như: giá cả dịch vụ, số lượng thợ, bàn ghế, hình thức hoạt động, vân vân…của mỗi tiệm cạnh tranh lân cận để người mua nghĩ rằng bạn cũng đã biết và nắm vững được tình hình thị trường cạnh tranh trong khu vực. 
“Trăm người bán, vạn người mua.” Cố gắng nêu lên những lợi điểm của khu vực với nhiều tiệm nail chung quanh là sẽ tạo thành khu thẩm mỹ, sẽ làm tiện nghi và gây nên sự chú ý của nhiều người tiêu thụ, nhất là giới đi làm móng tay và chân. 
Một điều lo sợ nhất của đa số người mua là giá dịch vụ sẽ tiếp tục hạ thấp bởi những tiệm chung quanh.  Nếu giá cả trong khu vực ít có sự cạnh tranh thì bạn nên nhấn mạnh lợi điểm đó cho người mua yên tâm.
 Giá làm hiện tại cho các dịch vụ là bao nhiêu?
Có rất nhiều tiệm nail không bao giờ tính tiền một số dịch vụ dựa theo bảng giá chính thức, nhất là những tiệm cứ treo mãi tấm quảng cáo với giá đặt biệt (special price) trước cửa tiệm từ tháng này qua năm nọ. Giá quảng cáo sau thời gian lâu đã trở thành giá chính thức cho dịch vụ. Người chủ lo sợ sẽ mất khách nếu tăng giá. Hơn nữa, các tiệm cạnh tranh lân cận cũng có thể đã treo các bảng quảng cáo với giá tương đương hay rẻ hơn. 
Đa số người mua hứng thú mua tiệm vì giá làm của dịch vụ còn cao. Nếu bạn không thể tháo bảng quảng cáo xuống, hoặc lên giá chính thức cho dịch vụ thì cố gắng giải thích với người mua hiểu là giá quảng cáo đặt biệt chỉ mục đích thu hút khách hàng cho dịch vụ đó. Nên lưu ý là có nhiều người mua đợi xem khi bạn hay nhân viên tính tiền dịch vụ cho khách để xác định giá làm của tiệm.  
Tiệm hoạt động với thời gian bao lâu?
Biết được thời gian hoạt động và số lượng khách hàng của tiệm cũng có thể giúp người mua nhận xét rằng tiệm đang thành công hay thất bại. Nếu tiệm đã hoạt động sau thời gian lâu (5 đến 10 năm) mà vắng khách thì một trong những nguyên do sau đây có thể xảy ra: a) có thể khu vực không thích hợp cho ngành nail, b) kiến thức quản lý hoặc tay nghề còn yếu, hoặc c) bạn chỉ làm với số khách hẹn. Cố gắng lựa lời và thú nhận yếu điểm hành nghề của bạn để người mua hiểu được lý do. Hơn nữa, giải thích lợi điểm của tiệm là nhiều người dân cư ngụ trong khu vực đã nhìn thấy và biết đến. 
Mặc khác, người mua cũng dễ thắc mắc lý do cần bán nếu tiệm mới mở trong thời gian ngắn. Vài ý nghĩ căn bản như: a) có lẻ khu vực không phát triễn, b) lợi tức thu nhập thấp hay lỗ, hoặc c) vì hoàng cảnh nghiêm trọng hay chán nãn.  Cũng có nhiều người mua không quan tâm đến hoàng cảnh hay lý do vì sao cần bán. Nếu họ cảm thấy giá bán phải chăng, và họ đủ khả năng dựng (build) khách thì sẽ mua. Cố gắng nêu lên những lợi điểm của tiệm, ví dụ như: cách thức trang trí sang trọng, mới mẻ, khách hàng vui vẻ, dễ chịu, khu vực nhìn nhọn nhịp, khu thương xá sẽ có thể phát triễn thêm trong tương lai (nên theo dõi và dẫn chứng những tin tức trên báo chí, internet, đài phát thanh, tuyền hình, hoặc hỏi khách hàng cư ngụ trong vùng để có thể nắm vững thêm tình hình về khu vực, nếu có), vân vân… để có thể khuyến khích sự chú ý của người mua.
Tiệm đã trải qua bao nhiêu đời chủ?
Đa số các chủ tiệm nail điều hành khoảng từ dưới 2 đến 3 năm là đã cảm thấy mệt mỏi và muốn bán để nghỉ ngơi thời gian, nhất là những người chủ mở hoặc mua tiệm vắng khách. Tiệm thay đổi nhiều chủ trong thời gian ngắn cũng dễ gây nên bất lợi và làm người mua lo ngại. Nhiều khách hàng và nhân viên làm việc trong tiệm cũng thường tỏ ra chán nãn hay thất vọng nếu tiệm cứ liên tục thay đổi chủ và thợ mới.
Nếu bạn cần bán lại tiệm trong thời gian ngắn và tiệm cũng đang trên đà phát triễn thì nên lựa một lý do hoàng cảnh cho hợp lý chứ không vì mệt mỏi hay chán nãn. Nếu có thể, thương lượng với người mua là nếu cần thì bạn sẽ có thể ở lại giúp việc thời gian (bao lâu tùy ý bạn) để tránh sự thắc mắc của khách hàng. 
Nếu dưới sự điều hành của bạn và tiệm càng xuống dốc thì nên thật lòng thú nhận để người mua hiểu lý do. Tìm hiểu về kinh nghiệm và khuyến khích người mua nên dựng (build) lại tiệm nếu trình độ kiến thức hành nghề của họ vững.  Nếu thời gian hành nghề của người mua mà bạn cảm thấy là còn quá yếu so với trình độ của bạn thì nên thật lòng góp ý cho họ nên suy nghĩ kỹ để tránh sự thất bại (việc làm này thì tùy theo tâm ý của bạn). 
Hiện giờ tiệm đang có bao nhiêu thợ?
Thông thường mà tiệm có nhiều thợ thì đông khách. Đa số chủ tiệm không thể mướn thêm thợ nếu không đủ khả năng để trả tiền lương hoặc thợ ít khi ở lại giúp việc lâu dài nếu tiệm vắng khách. Tuy nhiên, hình thức suy luận này không hẳn là chính xác. Cũng có nhiều người chủ tiệm không mướn thêm thợ vì muốn giữ mức lợi tức của các thợ và chính mình mặc dầu số lượng khách của tiệm cũng tương đương với các tiệm khác. Hơn nữa, đôi lúc tiệm có nhiều thợ nhưng đa số là người trong gia đình hay bạn bè thân quen.  
Cũng có nhiều người không thích mua tiệm với nhiều thợ gia đình vì lo sợ thợ thường nghĩ việc sau khi tiệm đã bán. Ngược lại, nhiều người mua đã có sẵn số thợ và muốn biết số thợ của tiệm để có thể thay thế hoặc tăng cường thêm thợ để phục vụ và thu hút khách hàng. 
Trả lời số thợ hiện có trong tiệm thật lòng cho người mua. Nếu có những thợ mới nghĩ việc vì lý do hay tin tiệm cần bán, thì nên giải thích cho người mua hiểu. Nhiều thợ lo sợ người chủ mới sẽ sa thải nên xin sang tiệm khác việc làm. 
Giá bán bớt bao nhiêu?
Ít có người nào mà không thương lượng giá cả khi mua, mặc dầu tiệm đông hay vắng khách. Cũng có nhiều người mua mê tín rằng bớt giá là sự may mắn khởi đầu trong công việc làm ăn. 
Cố gắng tránh thương lượng giá cả trên điện thoại. Yêu cầu người mua đến xem tiệm và gặp trực tiếp bạn để có thể thảo luận về giá tiệm. Thông thường nếu bạn đồng ý giá bán qua điện thoại thì người mua vẫn cho rằng họ có thể đã trả hớ (overprice). Sau khi đến xem tiệm, họ sẽ có thể tiếp tục thương lượng để ép bạn hạ thêm giá bán.
Lý do tại sao cần bán?
Thường thường những lý do bạn đưa ra vì sao cần bán tiệm không thay đổi sự quyết định của người mua. Nhưng đôi khi lý do cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến vấn đề thời gian bán tiệm. Ví dụ, bạn đang làm ăn thất bại và thật lòng nói vì lỗ và chán nãn thì cũng sẽ làm cho người mua lo sợ và lưỡng lự.
Nên lựa một lý do cho thích hợp với hoàng cảnh để người mua khi nghe cảm thấy hợp lý. Sau đây là một vài trong những lý do mà bạn có thể giải thích để người mua dễ có chút cảm thông.
Vì sức khỏe của bạn hoặc gia ðình (nhất là con cái hoặc cha mẹ đau ốm).
Dời nhà đi xa.
Chồng, con di chuyển công việc làm xa.
Hùn hợp phức tạp, không hòa thuận.
Vì con cái nhỏ dại, không người trông coi.
Mua đi bán lại, hoặc dựng tiệm để bán kiếm lãi.
Có thể cho trả góp?
Vấn đề bán tiệm và cho trả góp là một điều kiện rất dễ thu hút nhiều người mua, nhất là giá tiệm của bạn cao mà người mua không đủ khả năng tài chính để trả hết tổng số tiền mua một lần. 
Sự bất lợi cho việc trả góp là bạn phải chấp nhận sự may rủi trong thời gian mà người mua còn thiếu nợ. Nếu tiệm làm ăn phát đạc thì món nợ hằng tháng trả cho bạn thật êm xui. Nhưng nếu không may làm ăn ế ẩm, xuống dốc thì sẽ có thể đem đến cho bạn sự phiền não. Vấn đề thưa kiện sẽ có thể xảy ra. (Xem thêm phần “Trả Góp” ở trang 46).
Shopping Cart
Scroll to Top