NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI BÁN TIỆM

TRẢ GÓP (INSTALLMENT PAYMENT)
TRẢ GÓP (INSTALLMENT PAYMENT)
Như đã trình bày, việc bán tiệm và cho trả góp thường dễ thu hút sự hào hứng của người mua; họ đồng ý sẽ trả một số tiền trước và số còn lại được trả hằng tháng trong thời gian hạn định.
Tuy nhiên, việc biên soạn hợp đồng trả góp để bảo vệ quyền lợi tối đa cho bạn có thể khá phức tạp. Bạn nên tham khảo ý kiến từ các văn phòng luật sư chuyên môn về dịch vụ sang nhượng thương mại trước khi quyết định bán. Dưới đây là một số yếu tố cần thảo luận với luật sư khi biên soạn giao kèo trả nợ (promissory note):
🕰️ Thời gian hạn định – Càng ngắn càng tốt, có thể từ 1 đến 2 năm.
📅 Ngày tháng trả – Mỗi đầu hay giữa tháng.
💰 Tiền lãi (Interest) – Tính phần trăm tiền lãi trên số tiền nợ còn lại.
💸 Tiền phạt – Cộng thêm tiền phạt nếu trả trễ.
📦 Đồ đạc thế chân (Collateral) – Nếu quỵt nợ, bạn có quyền tịch thu các đồ đạc như xe, tàu, nữ trang, nhà, tiệm, v.v.
🏪 Trạng thái vật dụng của tiệm – Nếu bạn phải lấy lại tiệm, các hệ thống máy móc và vật dụng trong tiệm phải hoạt động với trạng thái tương đương như lúc bán.
🖊️ Yêu cầu co-signer (Thêm người bảo đảm nợ) – Yêu cầu vợ, chồng, con cái (trên 18 tuổi), anh, chị, em hoặc bạn bè có thể ký tên để bảo đảm và đồng ý phụ giúp trả nợ, nếu cần. Những người này phải có tài sản hay công việc làm vững.
⚖️ Phí tổn thưa kiện – Người mua hoàn toàn chịu tất cả các chi phí cho tòa và luật sư nếu xảy ra vấn đề thưa kiện vì vi phạm giao kèo.
Lưu ý quan trọng:
Tìm hiểu người mua: Luôn luôn phải tìm hiểu khả năng và uy tín của người mua trước khi quyết định cho họ điều kiện trả góp.
Khả năng quản lý: Dò hỏi kỹ về kinh nghiệm và kiến thức của người mua. Nhận xét họ có đủ khả năng và điều kiện để quản lý tiệm mà không để thất bại.
Tài sản quý giá: Họ có tài sản quý giá gì mà có thể dùng để thế chân (collateral).
Báo cáo tín dụng: Yêu cầu người mua trao cho bạn bản tiểu sử tín dụng (credit report) để hiểu về cách thức và uy tín trả nợ trong quá khứ và hiện tại của họ.