NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI BÁN TIỆM

TRỊ GIÁ TIỆM

TRỊ GIÁ TIỆM

Việc xác định chính xác trị giá của tiệm có thể rất khó khăn và không có công thức cụ thể nào giúp bạn quyết định giá bán chính xác. Tuy nhiên, dưới đây là các phương pháp cơ bản bạn có thể áp dụng để định giá tiệm của mình.


Market Approach (Định giá theo giá thị trường)

Tìm hiểu và so sánh các yếu tố của tiệm cạnh tranh trong khu vực như:
🤑 Lợi nhuận (Net Profit) – Lợi tức thu nhập (Gross Income) và chi phí (Expenses) hàng tháng hoặc hàng năm.
📍 Địa điểm (Location) – Tiện lợi, mặt tiền rõ ràng, gần các khu đông dân cư như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
🛠️ Dụng cụ máy móc – Loại máy móc, tình trạng cũ hay mới, hãng sản xuất, và thời gian sử dụng.
🖼️ Vật dụng trang trí – Giá trị của các vật dụng như tranh, cửa, màn, ghế, bàn, v.v.
🔢 Số lượng đồ vật dùng – Bàn ghế, tủ, sản phẩm, kèm cọ, tình trạng mới hay cũ.
👥 Số lượng khách hàng – Danh sách khách hàng quen, khả năng liên lạc.
👨‍💼 Số nhân viên – Nhân viên sẽ ở lại hay ra đi sau khi bán.
Thời gian hoạt động – Tiệm mới mở hay đã hoạt động lâu dài.


Income Approach (Định giá dựa trên lợi tức thu nhập)

Phương pháp này thường áp dụng cho các nhà đầu tư và giúp quyết định mức giá hợp lý khi mua bán tiệm.
💸 Công thức tính giá tiệm:
Business Value = Expected Annual Net Cash Flow / Expected Rate of Return
Ví dụ, nếu lợi nhuận trung bình hàng năm của tiệm là $30,000 và người mua muốn tỷ suất lợi nhuận là 15%, thì giá tiệm sẽ là:
$30,000 / 0.15 = $200,000.
Lưu ý: Đầu tư vào tiệm có thể gặp rủi ro cao hơn so với các khoản đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ hay tài khoản tiết kiệm ngân hàng.


Asset Approach (Định giá theo tài sản)

Định giá có thể dựa vào hai loại tài sản:
🔧 Tangible Assets (Tài sản hữu hình) – Những vật dụng có thể chạm vào như máy móc, bàn ghế, tủ, thiết bị, v.v.
💼 Intangible Assets (Tài sản vô hình) – Những yếu tố như địa điểm thuận lợi, danh sách khách hàng, hợp đồng thuê đất lâu dài, uy tín của tiệm.

Để định giá chính xác hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ kế toán hoặc mướn appraiser (người định giá chuyên nghiệp). Phí dịch vụ của các appraiser có thể từ vài ngàn đồng trở lên, tùy thuộc vào quy mô của tiệm.


Những yếu tố cần lưu ý khi định giá tiệm

  • Vốn đầu tư ban đầu mở hoặc mua tiệm.

  • Chi phí và thời gian tìm kiếm địa điểm, xây dựng và khai trương.

  • Tiền bù lỗ trong giai đoạn chưa có lợi nhuận đủ để trang trải chi phí.

  • Lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động.

  • Sự mệt mỏi và lo âu trong thời gian điều hành.

  • Lợi ích từ việc làm chủ (owner privilege).

Tìm hiểu các yếu tố trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về giá trị của tiệm khi quyết định bán hoặc mua.

 
Muốn biết chính xác tiệm nên bán với giá bao nhiêu là một vấn đề khó thực hiện. Hiện tại không có một công thức nào có thể giúp bạn xác định được trị giá chính thức của một thương mại. Sau đây là những phương thức căn bản mà bạn có thể áp dụng để quyết định giá bán của tiệm. 
Market Approach (Định giá dựa trên giá thị trường) – Tìm hiểu và so sánh những yếu tố của các tiệm cạnh tranh lân cận đã bán trong thời gian ngắn như:
Lợi nhuận (net profit) – Lợi tức thu nhập (gross income) và chi phí (expenses) hằng tháng hoặc hằng năm. (Lợi nhuận bao nhiêu và thời gian bao lâu).
Địa điểm (location) – Thuận tiện, mặt tiền, không bị che khuất. (Gần chợ, siêu thị, khu thương xá rộng lớn, mall, vân vân… Những khu vực chung quanh không còn chỗ trống để mở tiệm nail).
Dụng cụ máy móc – Loại máy, cũ hay mới, trạng thái hoạt động. (Hãng sản xuất, thời gian hoạt động và bảo quản).
Vật dụng trang trí – Giương, kính, màn, cửa, tranh ảnh, vân vân… (Giá trị của các vật dụng đắt hay rẻ tiền).
Số lượng đồ vật dùng – Bàn, ghế, tủ, sản phẩm, kèm, cọ, vân vân… (Trạng thái đồ vật còn mới hay cũ và thời gian có thể sử dụng).
Số lượng khách hàng – Danh sách khách hàng. (Danh sách và tài liệu của khách hàng quen của tiệm để có thể liên lạc).
Số nhân viên – Số thợ đi hoặc ở lại sau khi bán. (Thợ, nhất là những thợ giỏi tay nghề, ra đi sau khi tiệm bán cũng dễ bị ảnh hưởng về vấn đề mất khách).
Thời gian hoạt động – Tiệm mới mở hoặc đã lâu. (Khách hàng lâu năm của tiệm thường trung thành và vững chắc hơn tiệm mới mở).
Luôn luôn theo dõi tình hình của các tiệm cạnh tranh lân cận. Cố gắng tìm hiểu những chi tiết nêu trên khi họ đang quảng cáo bán tiệm để có thể so sánh khi bạn có ý định bán tiệm của bạn. Nên tự bạn hoặc nhờ người thân đến trực tiếp gặp người chủ để hỏi rõ các chi tiết và quan sát khung cảnh bên trong tiệm.
Income Approach (Định giá dựa trên lợi tức thu nhập) – Phương thức định giá tiệm này người mua, nhất là những người mua tiệm để đầu tư, thường có thể áp dụng để thương lượng và quyết định mua tiệm với giá phải chăng là bao nhiêu.
Business Value = Expected Annual Net Cash Flow / Expected Rate of Return
(Giá Tiệm = Lợi nhuận dự định hằng năm / Phần trăm tiền lãi dự định)
Ví dụ, lợi nhuận (net profit) trung bình của tiệm là $30,000 mỗi năm (liên tục thấp nhất 3 năm), và người mua có ý định đầu tư với phần lãi dự định là 15%. Giá tiệm mà người mua sẽ trả là $200,000. ($30,000 / .15 = $200,000). Lưu ý: đầu tư vào tiệm nail cần phải chấp nhận sự may rủi (risk) hơn là mua các cổ phần chính phủ (government bonds) hoặc bỏ vào quỹ tiết kiệm trong ngân hàng (bank saving account) với tiền lãi thấp (có thể 3% đến 5%) nhưng an toàn. Ngược lại, số tiền đầu tư vào tiệm nail cũng có thể thành công hay thất bại, bởi vậy, tiền lãi phải cao hơn. Phần trăm tiền lãi dự định (expected rate of return) cao hay thấp cũng tùy theo thời gian ngắn hay dài và sự thu nhập lợi nhuận bền vững của tiệm.  
Asset Approach (Định giá dựa vào tài sản) – Có hai loại tài sản của tiệm, tangible (những vật dụng hữu hình) và intangible (tài sản vô hình), mà bạn có thể dùng để định giá tiệm. Tài sản tangible là những vật dụng trong tiệm mà bạn có thể đụng vào được như: sản phẩm, máy móc, bàn, ghế, tủ, kính, tivi, tủ lạnh, vân vân …
Tài sản intangible là những tài liệu có giá trị cho tiệm mà bạn không thể sờ tay cầm lấy được như là địa điểm (location) thuận lợi, danh sách khách hàng của tiệm, tiền mướn chỗ (rent) rẻ, thời gian giao kèo mướn địa điểm còn dài hạn, tiệm có tiếng tăm tốt, khách hàng và thợ trung thành, tài nghệ của thợ, bảng tên của tiệm, vân vân … 
Nên tham khảo với các nhân viên kế toán (accountant) để có thể giúp bạn định giá các tài sản của tiệm chính xác hơn.
Mướn appraiser (người định giá) để có thể định giá trị của tiệm. Lệ phí trung bình cho dịch vụ của các nhân viên này thường thì từ vài ngàn đồng (đôla) trở lên, tùy theo cơ sở thương mại lớn hay nhỏ. Cần phải tìm hiểu về kinh nghiệm định giá của họ cho tiệm nail. Muốn biết thêm chi tiết, bạn cũng có thể vào trang web: www.appraiser.org (American Society of Appraisers).
Sau đây là những yếu tố mà bạn cũng nên lưu ý khi tự định giá tiệm để bán:
Tiền vốn ban đầu mở hoặc mua tiệm.
Lợi tức phí tổn của bạn và người thân trong thời gian đi tìm địa điểm, xây cất tiệm và khai trương, thay thế đi làm công cho người khác (opportunity cost).
Tiền bù lỗ trong thời gian lợi tức thu nhập chưa đủ để trả cho các chi phí của tiệm.
Những lợi nhuận (net profit) trong thời gian hoạt động. 
Sự tổn thất tinh thần cho sự lo âu và cực nhọc trong thời gian điều hành (tùy ý).
Sự hãnh diện cho địa vị chủ tiệm (owner privilege) (tùy ý).

Tìm Hiểu Các Điều Cần Biết Và Lưu Ý...

Shopping Cart
Scroll to Top