NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI MỞ, MUA TIỆM

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN SAU KHI QUYẾT ĐỊNH MUA TIỆM 🏪
Thi hành các thủ tục giấy tờ để nhận tiệm 📑
Sau khi đôi bên, người bán và người mua, thỏa thuận với giá bán và các điều kiện, bạn cần thực hiện các thủ tục giấy tờ như sau:
Nhờ luật sư hoặc văn phòng cung cấp dịch vụ sang nhượng thương mại biên soạn bản hợp đồng mua bán (selling agreement). Người bán giữ bản chính (original) và bạn lấy bản sao (copy).
Đặt tiền cọc mua tiệm (deposit). Số tiền bao nhiêu tùy theo sự thương lượng giữa đôi bên.
Trình tất cả các tài liệu theo nhu cầu lên cho chủ thương xá (landlord). (Xem thêm phần “Những tài liệu căn bản mà landlord yêu cầu” ở trang 99).
Chờ đợi landlord nhận xét hồ sơ (thời gian đợi thường khoảng từ 7 đến 10 ngày), liên lạc họ và xin lấy ngày hẹn để ký hợp đồng mướn địa điểm (lease contract). (Xem thêm phần “Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ký Hợp Đồng Mướn Địa Điểm (Lease Contract)” ở trang 16).
Sau khi ký xong hợp đồng mướn địa điểm, bạn trả đủ số tiền còn lại (bao nhiêu tùy theo sự thoả thuận trên giao kèo mua bán) cho người bán. Lưu ý: Nên có người làm chứng (thấp nhất là 2 người) nếu trả bằng tiền mặt (cash). Người bán cần phải trao đổi bản chính (original) của hợp đồng mua bán (selling agreement) cho bạn, và họ giữ bản sao (copy). Lấy chìa khóa tiệm. 🔑
Những điều cần thực hiện sau khi lấy tiệm
Liên lạc hoặc đến trực tiếp cơ quan chính phủ của thành phố (city hall) để xin hoặc điền đơn sang tên bằng kinh doanh (business license) qua chủ mới. Người chủ cũ có thể viết lá thư trình bày là tiệm đã bán cho ai, ngày tháng năm, và ký tên. Bạn cần phải đem lá thư, hoặc người chủ cũ phải có mặt để ký giấy tờ sang tên.
Đến city hall để đăng ký sang tên Fictitious Business Name qua chủ mới. (Có thể đổi tên tiệm, nếu muốn). (Xem thêm phần “Đặt tên tiệm và đăng ký bản quyền” ở trang 24).
Mở ngân quỹ ngân hàng cho tiệm (business bank account). (Xem thêm phần “Mở ngân quỹ cho cơ sở thương mại” ở trang 32).
Đăng ký dịch vụ nhận thẻ tín dụng (credit card merchant service). (Xem thêm phần “Đăng ký dịch vụ nhận thẻ tín dụng” ở trang 32).
Đăng ky bằng thành lập cơ sở (establishment license) với Cơ Quan Thẩm Mỹ (State Board). (Xem thêm phần “Đăng ký giấy phép thành lập cơ sở” ở trang 26).
Sang tên các hoá đơn chi phí (utilities) của tiệm như: ga, điện, nước, điện thoại, rác, cable, internet, vân vân…
Sang tên hoặc đăng ký giấy phép bán hàng (seller permit). Liên lạc State Board of Equalization và yêu cầu người chủ cũ cần phải thanh toán tất cả nợ thuế trước khi sang tên qua bạn, nếu có.
Liên lạc cơ quan sở thuế chính phủ (Internal Revenue Service –IRS) để đăng ký các số cơ sở như: business tax id, State và Federal Employer Identification Number (EIN), vân vân… (Xem thêm phần “Đăng ký State Tax ID / Employer ID Numbers hoặc Federal Tax ID” ở trang 30).
Không nên thông báo liền với khách hàng là đã thay đổi chủ 🚫
Cố gắng giữ im không khí bình thường để có thể phục vụ và làm quen với số khách hàng quen của tiệm một thời gian, và sau vài lần họ đã hài lòng với cách thức tiếp đãi và công việc làm của bạn rồi thì lúc đó có thể nói cho họ hay là tiệm đã đổi chủ. Hơn nữa, sau thời gian này là lúc bạn cũng có thể đăng quảng cáo để thông báo là tiệm đang dưới sự điều hành của người quản lý mới “Under New Management” để có thể thu hút lại số khách hàng mà đã thất vọng với chủ cũ.
Không nên quá tự hào và thông báo liền cho tất cả khách hàng hay là tiệm đã đổi chủ
Nhiều người khách không cần biết bạn là ai, nghề nghiệp như thế nào, khi họ hay tin là tiệm không còn người chủ hoặc thợ cũ để phục vụ thì họ sẽ không đến, và có thể sẽ tìm lại các người thợ cũ đã từng phục vụ họ ở các tiệm lân cận.
Không nên hoàn toàn thay đổi khung cảnh trong tiệm
Tránh sự ngạc nhiên và thắc mắc của khách hàng quen khi họ trở lại và nhìn thấy khung cảnh trong tiệm hoàn toàn thay đổi, nhất là luôn cả các khuôn mặt lạ. Khách hàng thường không thích sự đột ngột. Cố gắng giữ khung cảnh của tiệm bình thường một thời gian. Sau khi đã quen biết với khách hàng thì bạn nên sửa đổi để tiệm nhìn mới mẻ và sang trọng hơn. Đa số khách hàng không muốn các nhân viên trong tiệm thường xuyên thay đổi, nhưng họ rất thích nhìn thấy tiệm tân trang đẹp đẻ.
Không nên lập tức thay đổi danh thiếp hoặc thương hiệu
Nếu có thể, không nên lập tức thay đổi danh thiếp (business card) hoặc thương hiệu (business name) sau khi vừa lấy tiệm. Tránh để khách hàng quen suy đoán được rằng tiệm đã đổi chủ qua sự nhìn thấy những khuôn mặt lạ và luôn cả danh thiếp cũng khác. Hơn nữa, đa số người chủ mới (new owner) thường có ý nghĩ rằng là đổi thương hiệu để muốn lập lại từ đầu và xoá hết những bất lợi của người chủ cũ.
Ngoại trừ các danh thiếp đã sắp hết, hoặc mua tiệm không có hoặc quá vắng khách thì bạn cũng có thể nên thay đổi, nhưng nếu tiệm có số khách hàng quen thì cũng cố gắng phục vụ và làm quen họ trước. Tránh để khách hàng trở lại và sửng sốt, ngỡ rằng họ đến lộn tiệm, vì bảng thương hiệu đã đổi tên. Thông thường thì khách quen vẫn vào tiệm để muốn hỏi và xác định là tiệm đã đổi chủ. Cũng có nhiều người khách lo sợ công việc làm hoặc cách thức phục vụ của bạn sẽ không hài lòng họ nên từ chối và đi tìm lại các thợ cũ ở tiệm khác.
Không nên lập tức thay đổi cách thức điều hành
Quan niệm của rất nhiều người quản lý mới (new manager) là khi được ủy nhiệm một trách nhiệm điều hành thì muốn thay đổi hoàn toàn, luôn cả tốp nhân công mới (new employees) để giúp dễ điều khiển. Thường thì khách hàng và các thợ làm việc đã quen với nội quy của tiệm mặc dầu họ có thể không mấy hài lòng, nhưng đa số mọi người thường không thích sự đổi mới, nhất là đột ngột.
Nếu bạn không vừa ý với cách thức điều hành của người chủ cũ, thì cũng nên từ từ sửa đổi để khách hàng và các thợ, nhất là thợ cũ, không lúng túng. Cố gắng giải thích những lợi điểm của nội quy mới cho khách và thợ hiểu để họ đồng ý và thông cảm.
Không nên lập tức tăng giá dịch vụ
Trước khi có ý định tăng giá dịch vụ của tiệm thì bạn cũng nên tìm hiểu rõ các giá cả của các tiệm cạnh tranh lân cận. Cần lưu ý là giá làm của mỗi vùng khác nhau. Nên giữ giá dịch vụ cũ trong thời gian đang làm quen với khách hàng và để họ hài lòng với cách thức phục vụ và công việc làm của tiệm.
Bạn cần phải ước lượng mức lợi tức thu nhập trước khi quyết định thi hành tăng giá. Thông thường thì mức thu nhập sẽ bị ảnh hưởng, một số khách hàng có thể sẽ phàn nàn và bỏ đi sang tiệm khác. Ví dụ, tùy theo giá tăng bao nhiêu, số lượng khách có thể giảm từ 10% đến 15%. Nếu mức lợi tức thu nhập của số khách còn lại vẫn tương đương, hoặc đủ để trả cho các chi phí của tiệm thì bạn có thể thực hiện.
Không nên phục vụ khách hàng mau lẹ
Trên nguyên tắc thì đa số khách hàng thích được phục vụ nhanh chóng và hài lòng. Tuy nhiên, khách thường rất lo sợ khi bạn lần đầu tiên phục vụ và khoe khoang tài nghệ. Nếu không may họ vô ý làm gãy hay nứt móng thì cũng có thể đổ lỗi cho bạn là làm việc vội vả.
Take it easy! Bạn có thể giữ được khách hay không, nhất là khách quen, thường là qua lần đầu tiên phục vụ. Nếu họ hài lòng và trở lại tiệm thì họ đã chấp thuận công việc làm của bạn. Cố gắng làm việc chậm rải và cẩn thận để khách yên tâm và tin tưởng với nghệ thuật làm móng của bạn. Sau vài lần quen biết thì bạn có thể tăng từ từ với tốc độ làm việc nhanh hơn. Luôn luôn phải dò hỏi khách hàng có hài lòng với công việc làm của bạn không.
Không nên quyến rũ khách hàng thay đổi dịch vụ
Thỉnh thoảng bạn cần phải cung cấp hoặc tăng cường thêm dịch vụ hay sản phẩm mới, lạ cho khách hàng. Nên khuyến khích hay gợi ý khách thử, nếu bạn nghĩ sẽ có lợi cho họ và tiệm.
Không nên quyến rũ hay ép khách, nhất là khi khách hàng chưa quen biết và tin tưởng bạn. Tránh để khách ngại từ chối và hiểu lầm rằng bạn muốn dụ dỗ họ để cung cấp dịch vụ với giá tiền cao hơn.
Cẩn thận thư từ thất lạc
Nhiều chủ cũ dùng địa chỉ tiệm cho thư từ cá nhân (personal mails), nên sau khi bán tiệm đã điền đơn đổi địa chỉ để bưu điện chuyển thư đến địa chỉ khác.
Cần lưu ý các thư của tiệm gởi về sai địa chỉ, thường xảy ra nếu tên họ của bạn trùng tên với người chủ cũ. Cố gắng tránh dùng tên của bạn để mua đồ đạc cho tiệm và trả góp. Đôi khi thư từ thất lạc và bạn sẽ bị tiền phạt vì trả trễ.
Cần nên quảng cáo
Nếu tiệm vắng khách sau khi mua thì bạn cũng cần nên bỏ ra thêm số tiền cho quảng cáo để có thể thu hút khách mới và lôi kéo lại số khách hàng quen của tiệm mà có thể đã mất uy tín và thất vọng với người chủ cũ.
Trong cuốn cẩm nang Kiến Thức Hành Nghề Nail – Cách Thức Quản Lý, chúng tôi có trình bày những nguyên do gây nên vắng khách và hình thức quảng cáo để giúp bạn tham khảo và thành công hơn. 📢
viết lại và giữ nguyên vẹn nội dung này và cộng icons: NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN SAU KHI QUYẾT ĐỊNH MUA TIỆM
Thi hành các thủ tục giấy tờ để nhận tiệm
Sau khi đôi bên, người bán và người mua, thỏa thuận với giá bán và các điều kiện, bạn cần thực hiện các thủ tục giấy tờ như sau:
Nhờ luật sư hoặc văn phòng cung cấp dịch vụ sang nhượng thương mại biên soạn bản hợp đồng mua bán (selling agreement). Người bán giữ bản chính (original) và bạn lấy bản sao (copy).
Đặt tiền cọc mua tiệm (deposit). Số tiền bao nhiêu tùy theo sự thương lượng giữa đôi bên.
Trình tất cả các tài liệu theo nhu cầu lên cho chủ thương xá (landlord). (Xem thêm phần “Những tài liệu căn bản mà landlord yêu cầu” ở trang 99).
Chờ đợi landlord nhận xét hồ sơ (thời gian đợi thường khoảng từ 7 đến 10 ngày), liên lạc họ và xin lấy ngày hẹn để ký hợp đồng mướn địa điểm (lease contract). (Xem thêm phần “Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ký Hợp Đồng Mướn Địa Điểm (Lease Contract)” ở trang 16.)
Sau khi ký xong hợp đồng mướn địa điểm, bạn trả đủ số tiền còn lại (bao nhiêu tùy theo sự thoả thuận trên giao kèo mua bán) cho người bán. Lưu ý: Nên có người làm chứng (thấp nhất là 2 người) nếu trả bằng tiền mặt (cash). Người bán cần phải trao đổi bản chính (original) của hợp đồng mua bán (selling agreement) cho bạn, và họ giữ bản sao
(copy). Lấy chìa khóa tiệm.
Những điều cần thực hiện sau khi lấy tiệm
Liên lạc hoặc đến trực tiếp cơ quan chính phủ của thành phố (city hall) để xin hoặc điền đơn sang tên bằng kinh doanh (business license) qua chủ mới. Người chủ cũ có thể viết lá thư trình bày là tiệm đã bán cho ai, ngày tháng năm, và ký tên. Bạn cần phải đem lá thư, hoặc người chủ cũ phải có mặt để ký giấy tờ sang tên.
Đến city hall để đăng ký sang tên Fictitious Business Name qua chủ mới. (Có thể đổi tên tiệm, nếu muốn). (Xem thêm phần “Đặt tên tiệm và đăng ký bản quyền” ở trang 24).
Mở ngân quỹ ngân hàng cho tiệm (business bank account). (Xem thêm phần “Mở ngân quỹ cho cơ sở thương mại” ở trang 32).
Đăng ký dịch vụ nhận thẻ tín dụng (credit card merchant service). (Xem thêm phần “Đăng ký dịch vụ nhận thẻ tín dụng” ở trang 32).
Đăng ky bằng thành lập cơ sở (establishment license) với Cơ Quan Thẩm Mỹ (State Board). (Xem thêm phần “Đăng ký giấy phép thành lập cơ sở” ở trang 26).
Sang tên các hoá đơn chi phí (utilities) của tiệm như: ga, điện, nước, điện thoại, rác, cable, internet, vân vân…
Sang tên hoặc đăng ký giấy phép bán hàng (seller permit). Liên lạc State Board of Equalization và yêu cầu người chủ cũ cần phải thanh toán tất cả nợ thuế trước khi sang tên qua bạn, nếu có.
Liên lạc cơ quan sở thuế chính phủ (Internal Revenue Service –IRS) để đăng ký các số
cơ sở như: business tax id, State và Federal Employer Identification Number (EIN), vân
vân… (Xem thêm phần “Đăng ký State Tax ID / Employer ID Numbers hoặc Federal Tax
ID” ở trang 30).
Không nên thông báo liền với khách hàng là đã thay đổi chủ
Cố gắng giữ im không khí bình thường để có thể phục vụ và làm quen với số khách hàng quen của tiệm một thời gian, và sau vài lần họ đã hài lòng với cách thức tiếp đãi và công việc làm của bạn rồi thì lúc đó có thể nói cho họ hay là tiệm đã đổi chủ. Hơn nữa, sau thời gian này là lúc bạn cũng có thể đăng quảng cáo để thông báo là tiệm đang dưới sự điều hành của người quản lý mới “Under New Management” để có thể thu hút lại số khách hàng mà đã thất vọng với chủ cũ.
Không nên quá tự hào và thông báo liền cho tất cả khách hàng hay là tiệm đã đổi chủ. Nhiều người khách không cần biết bạn là ai, nghề nghiệp như thế nào, khi họ hay tin là tiệm không còn người chủ hoặc thợ cũ để phục vụ thì họ sẽ không đến, và có thể sẽ tìm lại các người thợ cũ đã từng phục vụ họ ở các tiệm lân cận.
Không nên hoàn toàn thay đổi khung cảnh trong tiệm
Tránh sự ngạc nhiên và thắc mắc của khách hàng quen khi họ trở lại và nhìn thấy khung cảnh trong tiệm hoàn toàn thay đổi, nhất là luôn cả các khuôn mặt lạ. Khách hàng thường không thích sự đột ngột. Cố gắng giữ khung cảnh của tiệm bình thường một thời gian. Sau khi đã quen biết với khách hàng thì bạn nên sửa đổi để tiệm nhìn mới mẻ và sang trọng hơn. Đa số khách hàng không muốn các nhân viên trong tiệm thường xuyên thay đổi, nhưng họ rất thích nhìn thấy tiệm tân trang đẹp đẻ.
Không nên lập tức thay đổi danh thiếp hoặc thương hiệu
Nếu có thể, không nên lập tức thay đổi danh thiếp (business card) hoặc thương hiệu (business name) sau khi vừa lấy tiệm. Tránh để khách hàng quen suy đoán được rằng tiệm đã đổi chủ qua sự nhìn thấy những khuôn mặt lạ và luôn cả danh thiếp cũng khác. Hơn nữa, đa số người chủ mới (new owner) thường có ý nghĩ rằng là đổi thương hiệu để muốn lập lại từ đầu và xoá hết những bất lợi của người chủ cũ.
Ngoại trừ các danh thiếp đã sắp hết, hoặc mua tiệm không có hoặc quá vắng khách thì bạn
cũng có thể nên thay đổi, nhưng nếu tiệm có số khách hàng quen thì cũng cố gắng phục vụ và làm quen họ trước. Tránh để khách hàng trở lại và sửng sốt, ngỡ rằng họ đến lộn tiệm, vì bảng thương hiệu đã đổi tên. Thông thường thì khách quen vẫn vào tiệm để muốn hỏi và xác định là tiệm đã đổi chủ. Cũng có nhiều người khách lo sợ công việc làm hoặc cách thức phục vụ của bạn sẽ không hài lòng họ nên từ chối và đi tìm lại các thợ cũ ở tiệm khác.
Không nên lập tức thay đổi cách thức điều hành
Quan niệm của rất nhiều người quản lý mới (new manager) là khi được ủy nhiệm một trách nhiệm điều hành thì muốn thay đổi hoàn toàn, luôn cả tốp nhân công mới (new employees) để giúp dễ điều khiển. Thường thì khách hàng và các thợ làm việc đã quen với nội quy của tiệm mặc dầu họ có thể không mấy hài lòng, nhưng đa số mọi người thường không thích sự đổi mới, nhất là đột ngột.
Nếu bạn không vừa ý với cách thức điều hành của người chủ cũ, thì cũng nên từ từ sửa đổi để khách hàng và các thợ, nhất là thợ cũ, không lúng túng. Cố gắng giải thích những lợi điểm của nội quy mới cho khách và thợ hiểu để họ đồng ý và thông cảm.
Không nên lập tức tăng giá dịch vụ
Trước khi có ý định tăng giá dịch vụ của tiệm thì bạn cũng nên tìm hiểu rõ các giá cả của các tiệm cạnh tranh lân cận. Cần lưu ý là giá làm của mỗi vùng khác nhau. Nên giữ giá dịch vụ cũ trong thời gian đang làm quen với khách hàng và để họ hài lòng với cách thức phục vụ và công việc làm của tiệm.
Bạn cần phải ước lượng mức lợi tức thu nhập trước khi quyết định thi hành tăng giá. Thông thường thì mức thu nhập sẽ bị ảnh hưởng, một số khách hàng có thể sẽ phàn nàn và bỏ đi sang tiệm khác. Ví dụ, tùy theo giá tăng bao nhiêu, số lượng khách có thể giảm từ 10% đến 15%. Nếu mức lợi tức thu nhập của số khách còn lại vẫn tương đương, hoặc đủ để trả cho các chi phí của tiệm thì bạn có thể thực hiện.
Không nên phục vụ khách hàng mau lẹ
Trên nguyên tắc thì đa số khách hàng thích được phục vụ nhanh chóng và hài lòng. Tuy nhiên, khách thường rất lo sợ khi bạn lần đầu tiên phục vụ và khoe khoang tài nghệ. Nếu không may họ vô ý làm gãy hay nứt móng thì cũng có thể đổ lỗi cho bạn là làm việc vội vả.
Take it easy! Bạn có thể giữ được khách hay không, nhất là khách quen, thường là qua lần đầu tiên phục vụ. Nếu họ hài lòng và trở lại tiệm thì họ đã chấp thuận công việc làm của bạn. Cố gắng làm việc chậm rải và cẩn thận để khách yên tâm và tin tưởng với nghệ thuật làm móng của bạn. Sau vài lần quen biết thì bạn có thể tăng từ từ với tốc độ làm việc nhanh hơn. Luôn luôn phải dò hỏi khách hàng có hài lòng với công việc làm của bạn không.
Không nên quyến rũ khách hàng thay đổi dịch vụ
Thỉnh thoảng bạn cần phải cung cấp hoặc tăng cường thêm dịch vụ hay sản phẩm mới, lạ cho khách hàng. Nên khuyến khích hay gợi ý khách thử, nếu bạn nghĩ sẽ có lợi cho họ và tiệm.
Không nên quyến rũ hay ép khách, nhất là khi khách hàng chưa quen biết và tin tưởng bạn. Tránh để khách ngại từ chối và hiểu lầm rằng bạn muốn dụ dỗ họ để cung cấp dịch vụ với giá tiền cao hơn.
Cẩn thận thư từ thất lạc
Nhiều chủ cũ dùng địa chỉ tiệm cho thư từ cá nhân (personal mails), nên sau khi bán tiệm đã điền đơn đổi địa chỉ để bưu điện chuyển thư đến địa chỉ khác.
Cần lưu ý các thư của tiệm gởi về sai địa chỉ, thường xảy ra nếu tên họ của bạn trùng tên với người chủ cũ. Cố gắng tránh dùng tên của bạn để
mua đồ đạc cho tiệm và trả góp. Đôi khi thư từ thất lạc và bạn sẽ bị tiền phạt vì trả trễ.
Cần nên quảng cáo
Nếu tiệm vắng khách sau khi mua thì bạn cũng cần nên bỏ ra thêm số tiền cho quảng cáo để có thể thu hút khách mới và lôi kéo lại số khách hàng quen của tiệm mà có thể đã mất uy tín và thất vọng với người chủ cũ.
Trong cuốn cẩm nang Kiến Thức Hành Nghề Nail – Cách Thức Quản Lý, chúng tôi có trình bày những nguyên do gây nên vắng khách và hình thức quảng cáo để giúp bạn tham khảo và thành công hơn.